Van Anh
Administrator
Sr. Member
: 382
|
|
« #21 : December 28, 2009, 03:10:31 pm » |
|
Ayun Pa - cái từ này nghe như tiếng Hàn Quốc - mà mỗi lần mình viết ra là cứ tưởng đang nói tới 1 từ Hàn Quốc, nhưng mà đây chính là 1 thị xã của tỉnh Gia Lai - của vùng Tây Nguyên lần đâu tiên mình được đặt chân tới (ngoại trừ Lâm Đồng của Đà Lạt quá đỗi thân quen!!!) - à, tên cũ của Ayun Pa là Cheo Reo, keke
Ayun Pa là kế hoạch trước Noel của Những Người Bạn - chương trình với sự trợ giúp của em Tân - người em mình quen qua YM trong những ngày đầu tiên tập chat (sau một thời gian bị "cấm vận" ở EY) - Đúng là the world is round - khi mình quen em thì em đang thi đại học, còn bây giờ em đã về công tác ở chính vùng quê của mình.
Bắt đầu chuyến đi với sự chuẩn bị có lẽ là cẩn thận nhất từ trước tới giờ, nhiều cú điện thoại, nhiều buổi chat, email qua lại,... và ...
Và ngày thứ 6 - về sớm để ra bên xe sớm, nhưng mà đống đồ vẫn phải khuân lên xe taxi... và một người luôn tới muộn... cũng may mà xe vẫn chờ...
Dù là xe Cô Hai không có giường nằm nhưng phải công nhận xe này chạy khá êm, và mình có một giấc ngủ ngon lành (mặc dù không có phân công nhiệm vụ ngày mai được do họ cho thêm ghế xếp hết đường đi) tới khi... bà con kêu đói. May mà có chuẩn bị chút lương khô...
Sáng sớm xe tới trễ 1 tiếng, Chư Sê là 6am - đây là quê hương của anh hùng Núp thì phải!! Hơn 1 tiêng sau mới tới Ayun Pa, để thấy thị xã này không nghèo...
Tân xuống đón mà mình còn không nhận ra, em lớn và già đi rất nhiều, một chàng thanh niên đẹp trai chững chạc lắm, khác hẳn năm ngoái khi mình vào SG gặp lại...
Buổi sáng - Hướng nghiệp:
Cả đoàn nhịn đói - chỉ kịp về khách sạn Ngọc Thiên thay quần áo rồi tới ngay trường cấp 3. Híc, khớp quá, vì tới muộn 1 tiếng, vì cả trường đã tụ tập đông đủ (gần 1000 học sinh), vì cả đoàn đang mơ mơ màng màng vì buồn ngủ, và vì nắng bắt đầu lên... và vì ... chưa có thời gian chuẩn bị như lần đi Quy Nhơn mọi người đều có thời gian ôn bài, đằng này...
Thế là 2MC cũng hơi run, người present cũng hơi choáng... Míc thì hỏng suốt (kéo lại gần học sinh thì tịt, ở xa thì okie). Học sinh có khoảng 1/2 rất lắng nghe, còn 1/2 thì lo ... trốn nắng. Presenters có Phương Laikoo, có Lan Hương Dirong, có bác Mèo, và có Lan - HR Manager của Mindshare. Hì hì, tính ra thì trong 6 Chim Cò đi cùng The Friends lần này thì có 3 đã phải present rồi, thanks mọi người vì sự đĩnh đạc trong khi nói chuyện với học sinh, và ít nhất cũng tạo ra một niềm tin trong mọi người. Buồn cười là Lan xin ngậm kẹo để có hơi để nói, hì, đúng là mọi người đã cố gắng hết sức để có thể làm tốt...
Do nắng quá nên chương trình hướng nghiệp không kịp trả lời các câu hỏi chung, mà phải phân công ra 6 nhóm vào 6 phòng để hướng nghiệp trực tiếp. Mình, em Dirong, Mai và Thuận vào nhóm 1 - nhóm kế toán, kiểm toán, ngân hàng, ... Rất vui vì các em đều đặt ra nhiều câu hỏi khá trọng tâm, và cần thiết. Học sinh xứ này đã hỏi thì hỏi rất kỹ, có tìm hiểu, chứ không giống học trò miền Tây...
11 am - mình dừng chương trình lại, sang phòng bên cạnh thấy Lan, Kiều Anh, Phương, ... - tư vấn nhóm 6 (các nhóm ngành khác) vẫn đang nói chuyện say mê. Sang phòng nhóm 4 - Công nghệ Thông tin thấy Mèo, Quang, Laikoo và Linh cùng anh Tèo cũng đang say mê thuyết trình và trả lời các câu hỏi... Phải công nhận là ai cũng có thể chia xẻ kinh nghiệm, và không quản đói, khát, ... và cũng không ngai chia xẻ số mobile, email , ... cho các em. Chắc chắn là sẽ nhận được nhiều emails đây.
Tạm dừng tư vấn nhé, mình và Tân chạy vội đi đặt đồ ăn trưa để chiều còn tiếp tục đi phát quà cho học sinh ở Chư Bá.
Híc, bữa trưa hơi vội... cơm hơi sống, trứng chiên thịt có bàn kêu sống... Nhưng mà ít ra thì cũng no để về khách sạn nghỉ ngơi tí chút...
Nhìn những gương mặt của The Friends mà mình thấy vui... Ôi cuộc sống mến thương...
Buổi chiều - phát quà cho học sinh cấp 1-2:
Sự khác biệt mà chúng tôi cảm nhận là sự trù phú của Ayun Pa mà chúng tôi nhận thấy từ học sinh cấp 3 không còn nữa..mặc dù Chư Bá không xa Ayun Pa là mấy. Khi xe của chúng tôi chạy vào trường, hàng trăm học sinh ùa ra, những cặp mắt lấm lem, ngơ ngắc... Hầu hết các em đều là người dân tộc, có lẽ là người Gia-rai, Ba Na, Giẻ-triêng, ... Thực sự tôi không có thời gian tìm hiểu sự khác biệt của các dân tộc ở đây.
Tập hợp học sinh trong đám bụi mù mịt, chương trình văn nghệ tạm bo do cô giáo quản trò mới, người mà tiếng Kinh mình thấy cũng yếu, còn tiếng dân tộc của bà con thì cũng không biết chữ nào... 2MC đáng yêu của The Friends là Liêm và Thảo đã cố gắng hết sức để khuấy động phong trào, để đọc tên hết lượt 40 em được học bổng, sau đó là 200 em được tặng tập cấp 1-2, và sau đó là 100 em được nhận áo ấm (lớp 1-2). Kẹo bánh mang đi cứ tưởng nhiều, thế mà phát xong vẫn hơn 100 em bị thiếu, hics híc... Quà mang đi rất nhiều mà thấy vẫn chẳng bao nhiêu... Con người ở đây nghèo quá, học trò ăn mặc nghèo và tuyền toàng quá... Cả nhóm cứ băn khoăn ... Còn 200 phần quà cho học sinh cấp 2 phải nhờ cô hiệu phó ra lệnh cho từng giáo viên chủ nhiệm, cuối cùng cũng ổn...
Cả đoàn lên xe đi thăm gia đình 6 em nghèo học khá giỏi. Có lẽ đây là điều bất ngờ nhất của chuyến đi. Trường đã chọn 6 em không nằm trong 6 em có học bổng như lời mình dặn, lý do là ... để chia xẻ phần quà ra cho nhiều em, để mỗi nhà được trợ giúp một xíu. 200k/ học bông 1 em chẳng là bao, nhưng đối với từng gia đình là một con số ấn tượng. Cái nghèo theo chúng tôi từ gia đình số 1 tới gia đình số 6.
Gia đình 1 - một ngôi nhà sàn rách nát mà khi leo lên tôi cứ sợ nó sẽ nghiêng, là phía dưới trống trơn và phía trên cũng ... trống trơn. Hỏi khi mưa thì làm sao, có 1 tấm bạt để kéo tránh mưa nắng. Hỏi có bao nhiêu đứa con, bà mẹ không biết tuổi đang mang thai đứa thứ 7... nhà chỉ làm rẫy mà nuôi 7 người con, potay thật rồi. Nghèo đến nỗi vườn không nhà trống, chẳng có gì gọi là có để mà ăn, không hiểu các bé sẽ sống như thế nào, nói gì tới học. Thảo nào mà trường cấp 3 toàn người Kinh, hic hic...
Bận rộn quá không có nhiều thời gian viết tiếp những cảm xúc Ayun Pa. Khi tới thăm các gia đình, cảm giác thật là xốn xang khó tả cho cả đoàn.
Từng căn nhà nhỏ bé trống trơn - nhà sàn mà trên hở dưới hở, leo lên nhà sàn là cả một vấn đề, ngồi trong nhà để thấy cảm giác chật hẹp và nghèo nàn của nó. Một góc bếp nhỏ xíu, một góc là một đống quần áo chăn màn cũ kỹ, nhà nào khá hơn xíu có một ít ngô treo ở góc, nhà nào nghèo thì tới ngô cũng không thấy luôn. Bình rượu ghè thì nhà nào cũng có, tấm lòng nồng hậu thì khỏi phải nói, đoàn tới đâu cũng được mời uống...
Giữa cái nghèo là cái chộn rộn của chúng tôi - vùng đất này khô cằn, nước thì không có (mùa khô thì khô cằn, mùa mưa thì lũ lụt). Rừng thì bị phá rất nhiều, hầu như chẳng còn rừng gọi là rừng nữa, chỉ có những ngọn đồi và một ít cây... Mỗi nhà là những bà mẹ với một lũ con - đứa lớn và đứa bé chắc chỉ cao hơn nhau 1 xíu, và trông ánh mắt đều ngơ ngác, đầu tóc đều đen đúa như nhau. Chẳng hiếu động lực nào có thể thay đổi vùng đất này, khi con người không có đủ cái để ăn, thì làm sao có thể đủ tiền để tới trường?
Có gia đình mà đoàn tới thăm bảo: nhà trường cứ đòi tiền nhưng mà tiền đâu mà trả? Mình nhớ nhà này ở ngay trên ngọn đồi, nhà đầy chai lọ để đựng nước sạch vì không có đường nước sạch dẫn tới nơi. Ngôi nhà bé xíu chỉ vừa khoảng 10 người ngồi, nhà chỉ có 3 con thôi - ông bố trông khắc khổ và dường như là người Kinh - bà mẹ người dân tộc Gia Rai. Nhà này vừa bị bão số 9 lột sạch từ mái nhà trở đi, và chỉ được hỗ trợ 1 triệu để mua tôn - nghĩ thương bà mẹ lúc bảo "khi mưa bão chỉ sợ là mấy đứa bị chết, còn mình già rồi cũng không sao". Nghĩ tới khi mưa bão mình ở trong khách sạn Lucky còn đang sợ như vậy, họ sống giữa trời đất mênh mông, mái nhà thì như vậy, đối phó với lũ lụt với bão tố... Và em bé, với hoàn cảnh như vậy mà vẫn cố gắng học hết sức... Thật là đáng nể!!! Mọi người đều ứa nước mắt, giọng Lan nghèn nghẹn khi cảm ơn gia đình đã cho đoàn tới thăm...
Cuộc đời đôi khi thật là khó khăn, và dường như nhà nươc cũng đã làm rất nhiều - các con đường tới thôn đều được rải nhựa, xe của chúng tôi có thể vào tận từng nhà... Nhưng mà để thay đổi cả 1 vùng đất, thì cũng phải thay đổi nhiều lắm. Có bao nhiêu người có thể tới với người dân như chúng tôi? có bao nhiêu người muốn cùng chúng tôi tới thăm các gia đình như em Tân? Có nhiều điều cần thay đổi để người dân có một cuộc sống tốt hơn mà đó không chỉ là nước sạch, là đường sá, là nhà cửa... mà đó chính là thay đổi ý thức của con người nữa. Nếu mà nghèo mà vẫn cứ sinh 6-7 con thì không bao giờ thay đổi được cái nghèo...
(Viết theo cảm xúc sau chuyến đi về - Vân Anh - ngày 21/12/2009)
|